Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Bai viet ve Hoc tap va lam theo tam guong dao duc Ho Chi Minh - Xep trong mat toi


          “XP” TRONG MT TÔI

    Với mỗi người Việt Nam, khi nói về Hồ chủ tịch kính yêu chắc hẳn ai cũng biết được những đức tính cao đẹp của người. Rất giản dị, rất gần gũi, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư… Đó là nhận xét của mọi người không những trong nước mà cả ngoài nước khi nói về Bác, người đã đem lại cái hồn cho đất nước Việt Nam với một bề dày lịch sử. “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nói thì ai cũng cho là dễ nhưng không phải ai cũng làm được trong thời đại quan trọng hoá địa vị và vật chất như ngày nay. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có nhiều tấm gương mà chúng ta cần phải soi rọi.
Từ lúc còn là một sinh viên khoa sư phạm mầm non của trường  Đại học Tiền Giang. Tôi đã được nghe qua lời kể từ người chị họ về đức tính giản dị và gần gũi ở cô hiệu trưởng trường chị. Lúc nghe chị kể không hiểu sao tôi lại cảm thấy buồn cười vì cứ nghĩ chị ấy đang viết tiểu thuyết về một nhân vật nào đó mà chị đang dùng ngòi bút vàng để hư cấu ra. Nhưng cuối cùng tôi đã thấy mình sai. Khi tốt nghiệp ra trường, tôi hồi hộp chờ đợi quyết định phân công của Phòng giáo dục Thành Phố Mỹ Tho. Trong đầu tôi cứ rối bời như mớ bồng bông “Mình sẽ được phân công về đâu? “ Xếp” ở đó như thế nào?....Một loạt câu hỏi cứ hiện lên trong đầu. Tôi từng  xem nhiều trên báo chí và internet những tin rất không đẹp về “xếp” như: Quan liêu, cửa quyền, bởi vì ta là “xếp” nên có quyền quyết định tất cả… Thế rồi ngày tôi chờ đợi cũng đã đến tôi lắng nghe Trưởng phòng giáo dục đọc rất to: “Bà Trần Thị Xuân Đào nhận nhiệm vụ công tác tại trường Mầm non Phước Thạnh”. Ấn tượng dầu tiên khi tôi về trường là những tiếng ê a của mấy đứa trẻ đang học trên lớp và hình ảnh một người phụ nữ chạc tuổi bốn mươi hay bốn lăm gì đó mà tôi không chắc nữa. Tay cô cầm con dao đã mòn cong cả cái lưỡi và đang lui cui chặt những bụi cỏ ngay cổng trường. Quần vo tới gối, những giọt mồ hôi cứ tranh nhau tuôn ra làm ướt cái lưng áo của Cô. Tôi bước tới hỏi thăm: “Cô ơi! Con muốn gặp cô Hiệu trưởng trường mình”. Cô ngước mặt lên nhìn tôi. Cô khẽ cười và bảo tôi đi thẳng về phía văn phòng ngồi đợi.  Một lát sau, tôi giật mình khi nghe tiếng ai đó hỏi: “Con tìm Cô có gì không?”. Quay đầu  chín mươi độ, tôi nhìn thấy một hình tượng rất khác so với người mà tôi hỏi thăm lúc nãy. Bây giờ cô xuất hiện trước mắt tôi với bộ trang phục chỉnh tề trong cái nét gì đó rất đơn giản. Và rồi tôi mới biết đó là cô Hiệu trưởng ,“Xếp” trong những lo lắng của tôi.
Công tác được hai năm, tôi mới biết những gì chị tôi kể về Cô hiệu trưởng trường chị chỉ là một cái gì đó nhỏ bé so với “Xếp” của tôi. Ăn mặc rất bình dị, “Xếp” mặc bộ comple được thiết kế đơn giản, không viền, không cầu kì kết hợp với đôi giày quai hậu đã nhuộm nhiều gió bụi thời gian. Tôi thích ở “Xếp”  mái tóc dài chấm vai được buộc gọn gàng với cái nơ cột màu đen xậm đính một vài hột kim sa lấp lánh. Ở trường “Xếp”  luôn bỏ sau lưng cái ngôi vị Hiệu trưởng. Thỉnh thoãng tôi cứ tưởng đó là người bạn thân của tôi mặc dù cách nhau về tuổi tác. Có lần “Xếp” đã khoát tay lên vai tôi để động viên tôi có gắng. Bởi lẽ, “Xếp” biết tôi chưa tự tin khi nhận lớp. Khi sân trường có nhiều rác, “xếp” lại lục đục nào mo, nào chổi… và thế là “Xếp” lại dọn một mình. “Xếp”  bão: “Các cô cứ dành thời gian cho các cháu”. Khi sân trường có cỏ dại “xếp” lại sợ ảnh hưởng đến mỹ quan và các cây hoa “Xếp”  trồng thì  “xếp”  lại dao, nón làm sạch chúng mà lẽ ra “xếp” chỉ cần chỉ tay là chúng tôi sẽ phải dọn sạch. Bất cứ ở đâu trong trường cũng có thể nhìn thấy bàn tay “Xếp” tôi  lăn xoăn làm việc. Ở văn phòng “Xếp”  là một người hiệu trưởng xuất sắc với hàng loạt bằng khen của cấp trên. “Xếp”  luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của người lãnh đạo mà Phòng giáo dục giao phó. Cũng có thể nhìn thấy cảnh “xếp” xoăn ống quần, vo tay áo để tắm trẻ khi lớp thiếu giáo viên. Xuống tới bếp ăn của trường thì chắc hẳn không ai nghĩ rằng sẽ bắt gặp “xếp” ngồi rửa chén, lặt rau, băm thịt…rất nhiều và rất nhiều những điều tôi thấy nhưng chưa từng kể. Tôi không hiểu sau “Xếp” lại khéo sử dụng tài khoản thời gian của mình như thế. Ở gia đình tôi được biết “Xếp” tôi là một người phụ nữ đảm đang. Ở xóm làng “Xếp” luôn quan tâm giúp đở những người khèo khó. Công việc gia đình, xã hội đã khéo thế mà thể thao rèn luyện sức khoẻ “xếp” vẫn lại là người đi đầu. Bác Hồ đã từng nói “luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Thời gian hạn chế vì công việc nuôi dạy trẻ thế mà “xếp” đã thành lập được ở trường tôi một đội bóng đá và một đội bóng chuyền để rèn luyện sức khoẻ. “Xếp” của tôi vừa là vận động viên năng động đi đầu vừa là một huấn luyện viên tài giỏi. Đấy, “xếp” của tôi là thế đấy. Bây giờ tôi mới hiểu câu nói của Bác “Học học nữa học mãi”. Không phải học là học lý thuyết mà vấn đề ở đây là cách học làm người. Cô Nguyễn Thị Hiền Hiệu trưởng trường Mầm non Phước Thạnh,Thành Phố Mỹ Tho Tiền Giang chính là “Xếp” của tôi đấy. “Xếp” ở đây không phải là “Xếp” như những gì tôi sợ mà chính là “Xếp” ở những gì tôi than phục nhất, là “Xếp” trong công việc, trong giao tiếp. Đặc biệt là “Xếp” trong việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà tôi cần phải học hỏi rất hiều.
Ai đó đã từng nói “Chúng ta nên học ở Bác những đức tính cao đẹp mà giản dị và nhất là học cách làm người”. Đó là câu nói mà  tôi không thể nào quên được.
Người viết
Trần Thị Xuân Đào

GIAO AN MAM NON

HOAT DONG "cAY DUA QUE HUONG"

I/Mục tiêu:
- Trẻ biết đặc điểm, lợi ích của cây dừa, biết một số sản phẩm từ cây dừa, biết các giai đoạn phát triển của cây dừa, thuộc lời bài hát “Cây dừa quê em”, biết các con vật thường sống trên cây dừa.
- Rèn cho trẻ kỹ năng phân biệt các loại dừa, rèn kỹ năng tạo hình bằng lá dừa, vẽ trái dừa, vẽ tàu lá dừa, rèn kỹ năng hát đúng giai điệu bài hát, kỹ năng chơi tốt trò chơi.
- Trẻ mạnh dạn tự tin, hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và bạn, biết nhường nhịn bạn khi chơi, biết yêu quý cây xanh, thích trồng cây.
II/Chuẩn bị:
- Powepoint về quá trình phát triển của cây dừa
- Lá dừa 
- Trái dừa, gáo dừa
- Nhạc bài hát “Cây dừa quê em”
III/Tiến hành:
*Hoạt động 1: “Cùng xem ảo thuật ”
- Chơi nhẹ:
Chơi làm chú bướm..bướm bay bướm bay
Chơi làm chị gà…cục ta cục tác
Chơi làm nắm hạt…gieo giữa đồng xanh
Tưới thêm tí nước…tách tách nảy mầm
Chơi làm ảo thuật…thế thì cùng xem
Cùng xem cái mà cùng xem
- Cô làm ảo thuật tạo ra các sản phẩm từ cây dừa
+Cô vừa ảo thuật ra các sản phẩm của cây gì?
+Con biết gì về cây dừa?
- Đọc bài thơ kết hợp chấm phẩy
Ai mang nước lên cây,
Mà dừa kia có nước?
Chắc những hôm trời mưa,
Dừa đã lo hứng được.
Nước mưa có ngọt đâu,
Mà nước dừa lại ngọt?
Chắc dừa đi xin đường,
Bỏ vào bụng từ trước.
- Cho trẻ xem slide hình ảnh cây dừa
+Cây dừa có các bộ phận nào?
*Hoạt động 2: “Ra vườn em chơi”
- Cho trẻ đi ra vườn kết hợp hát bài “Khúc hát dạo chơi”
- Cô đọc bản tin dự báo thời tiết
- Cô giới thiệu cho trẻ dừa dâu, dừa xiêm, dừa tam quan, cây dừa con
     +Nước dừa có vị như thế nào?
*Nhắc nhở trẻ uống nhiều nước dừa rất tốt cho sức khỏe
- Chơi nhẹ “Nhìn nhanh đoán đúng”
+Cách chơi: Cô đưa quả dừa lên trẻ nói nhanh tên quả dừa đó
*Hoạt động 3: “Cây dừa lớn lên như thế nào”
- Cô cho trẻ xem các giai đoạn phát triển của cây dừa
- Cho trẻ chơi trò chơi “Thi tài hái dừa”
+Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội thi tài bật qua vũng nước hái dừa theo yêu cầu của cô, đội nào thực hiện nhanh nhất là chiến thắng.
*Đội 1 hái dừa dâu
*Đội 2 hái dừa xiêm
     - Chơi nhẹ “Trái dừa lúc lắc”
- Cho trẻ xem họ hàng của cây dừa
- Chuyển: Cho trẻ chơi làm mứt dừa
- Cho trẻ xem những con vật sống trên cây dừa và một số sản phẩm làm từ cây dừa
*Hoạt động 4: “Thời trang dừa”
- Cho trẻ về nhóm tạo hình từ các bộ phận của cây dừa
+ Nhóm 1: Vẽ tàu lá dừa
+ Nhóm 2: Vẽ trái dừa            
+ Nhóm 3: Tạo hình bằng các bộ phận của dừa
     - Cho trẻ biểu diễn thời trang dừa
          + Con có được ra gốc dừa chơi hay không? Vì sao?
!Nhắc nhở trẻ không được ra gần gốc dừa chơi, không được trèo cây dừa
 vì rất nguy hiểm
    - Họa cảnh “Cây dừa quê em”
     -Nhận xét –kết thúc






          “XP” TRONG MT TÔI

    Với mỗi người Việt Nam, khi nói về Hồ chủ tịch kính yêu chắc hẳn ai cũng biết được những đức tính cao đẹp của người. Rất giản dị, rất gần gũi, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư… Đó là nhận xét của mọi người không những trong nước mà cả ngoài nước khi nói về Bác, người đã đem lại cái hồn cho đất nước Việt Nam với một bề dày lịch sử. “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nói thì ai cũng cho là dễ nhưng không phải ai cũng làm được trong thời đại quan trọng hoá địa vị và vật chất như ngày nay. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có nhiều tấm gương mà chúng ta cần phải soi rọi.
Từ lúc còn là một sinh viên khoa sư phạm mầm non của trường  Đại học Tiền Giang. Tôi đã được nghe qua lời kể từ người chị họ về đức tính giản dị và gần gũi ở cô hiệu trưởng trường chị. Lúc nghe chị kể không hiểu sao tôi lại cảm thấy buồn cười vì cứ nghĩ chị ấy đang viết tiểu thuyết về một nhân vật nào đó mà chị đang dùng ngòi bút vàng để hư cấu ra. Nhưng cuối cùng tôi đã thấy mình sai. Khi tốt nghiệp ra trường, tôi hồi hộp chờ đợi quyết định phân công của Phòng giáo dục Thành Phố Mỹ Tho. Trong đầu tôi cứ rối bời như mớ bồng bông “Mình sẽ được phân công về đâu? “ Xếp” ở đó như thế nào?....Một loạt câu hỏi cứ hiện lên trong đầu. Tôi từng  xem nhiều trên báo chí và internet những tin rất không đẹp về “xếp” như: Quan liêu, cửa quyền, bởi vì ta là “xếp” nên có quyền quyết định tất cả… Thế rồi ngày tôi chờ đợi cũng đã đến tôi lắng nghe Trưởng phòng giáo dục đọc rất to: “Bà Trần Thị Xuân Đào nhận nhiệm vụ công tác tại trường Mầm non Phước Thạnh”. Ấn tượng dầu tiên khi tôi về trường là những tiếng ê a của mấy đứa trẻ đang học trên lớp và hình ảnh một người phụ nữ chạc tuổi bốn mươi hay bốn lăm gì đó mà tôi không chắc nữa. Tay cô cầm con dao đã mòn cong cả cái lưỡi và đang lui cui chặt những bụi cỏ ngay cổng trường. Quần vo tới gối, những giọt mồ hôi cứ tranh nhau tuôn ra làm ướt cái lưng áo của Cô. Tôi bước tới hỏi thăm: “Cô ơi! Con muốn gặp cô Hiệu trưởng trường mình”. Cô ngước mặt lên nhìn tôi. Cô khẽ cười và bảo tôi đi thẳng về phía văn phòng ngồi đợi.  Một lát sau, tôi giật mình khi nghe tiếng ai đó hỏi: “Con tìm Cô có gì không?”. Quay đầu  chín mươi độ, tôi nhìn thấy một hình tượng rất khác so với người mà tôi hỏi thăm lúc nãy. Bây giờ cô xuất hiện trước mắt tôi với bộ trang phục chỉnh tề trong cái nét gì đó rất đơn giản. Và rồi tôi mới biết đó là cô Hiệu trưởng ,“Xếp” trong những lo lắng của tôi.
Công tác được hai năm, tôi mới biết những gì chị tôi kể về Cô hiệu trưởng trường chị chỉ là một cái gì đó nhỏ bé so với “Xếp” của tôi. Ăn mặc rất bình dị, “Xếp” mặc bộ comple được thiết kế đơn giản, không viền, không cầu kì kết hợp với đôi giày quai hậu đã nhuộm nhiều gió bụi thời gian. Tôi thích ở “Xếp”  mái tóc dài chấm vai được buộc gọn gàng với cái nơ cột màu đen xậm đính một vài hột kim sa lấp lánh. Ở trường “Xếp”  luôn bỏ sau lưng cái ngôi vị Hiệu trưởng. Thỉnh thoãng tôi cứ tưởng đó là người bạn thân của tôi mặc dù cách nhau về tuổi tác. Có lần “Xếp” đã khoát tay lên vai tôi để động viên tôi có gắng. Bởi lẽ, “Xếp” biết tôi chưa tự tin khi nhận lớp. Khi sân trường có nhiều rác, “xếp” lại lục đục nào mo, nào chổi… và thế là “Xếp” lại dọn một mình. “Xếp”  bão: “Các cô cứ dành thời gian cho các cháu”. Khi sân trường có cỏ dại “xếp” lại sợ ảnh hưởng đến mỹ quan và các cây hoa “Xếp”  trồng thì  “xếp”  lại dao, nón làm sạch chúng mà lẽ ra “xếp” chỉ cần chỉ tay là chúng tôi sẽ phải dọn sạch. Bất cứ ở đâu trong trường cũng có thể nhìn thấy bàn tay “Xếp” tôi  lăn xoăn làm việc. Ở văn phòng “Xếp”  là một người hiệu trưởng xuất sắc với hàng loạt bằng khen của cấp trên. “Xếp”  luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của người lãnh đạo mà Phòng giáo dục giao phó. Cũng có thể nhìn thấy cảnh “xếp” xoăn ống quần, vo tay áo để tắm trẻ khi lớp thiếu giáo viên. Xuống tới bếp ăn của trường thì chắc hẳn không ai nghĩ rằng sẽ bắt gặp “xếp” ngồi rửa chén, lặt rau, băm thịt…rất nhiều và rất nhiều những điều tôi thấy nhưng chưa từng kể. Tôi không hiểu sau “Xếp” lại khéo sử dụng tài khoản thời gian của mình như thế. Ở gia đình tôi được biết “Xếp” tôi là một người phụ nữ đảm đang. Ở xóm làng “Xếp” luôn quan tâm giúp đở những người khèo khó. Công việc gia đình, xã hội đã khéo thế mà thể thao rèn luyện sức khoẻ “xếp” vẫn lại là người đi đầu. Bác Hồ đã từng nói “luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Thời gian hạn chế vì công việc nuôi dạy trẻ thế mà “xếp” đã thành lập được ở trường tôi một đội bóng đá và một đội bóng chuyền để rèn luyện sức khoẻ. “Xếp” của tôi vừa là vận động viên năng động đi đầu vừa là một huấn luyện viên tài giỏi. Đấy, “xếp” của tôi là thế đấy. Bây giờ tôi mới hiểu câu nói của Bác “Học học nữa học mãi”. Không phải học là học lý thuyết mà vấn đề ở đây là cách học làm người. Cô Nguyễn Thị Hiền Hiệu trưởng trường Mầm non Phước Thạnh,Thành Phố Mỹ Tho Tiền Giang chính là “Xếp” của tôi đấy. “Xếp” ở đây không phải là “Xếp” như những gì tôi sợ mà chính là “Xếp” ở những gì tôi than phục nhất, là “Xếp” trong công việc, trong giao tiếp. Đặc biệt là “Xếp” trong việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà tôi cần phải học hỏi rất hiều.
Ai đó đã từng nói “Chúng ta nên học ở Bác những đức tính cao đẹp mà giản dị và nhất là học cách làm người”. Đó là câu nói mà  tôi không thể nào quên được.
Người viết
Trần Thị Xuân Đào